Văn hóa – một cụm từ quen thuộc nhưng nếu bảo định nghĩa nó là gì thì có lẽ khó ai có thể trả lời một cách dễ dàng và nhanh chóng. Và quảng bá văn hoá từ lâu đã là một sứ mệnh ngầm của điện ảnh của các nước. Dù trực tiếp hay gián tiếp, các đạo diễn tài hoa luôn có cách để lồng ghép các yếu tố văn hoá vào bộ phim của mình.
Những câu chuyện, nhân vật và tình huống trong phim đều có thể phản ánh một nét văn hoá nào đó. Một nhân vật trong phim có thể đang trải qua tình huống mà có khi chúng ta cũng đang gặp phải và cùng đối mặt với những vấn đề tương tự nhau. Thông qua một lăng kính rộng lớn hơn, cốt truyện tổng thể của câu chuyện có thể giống với nền văn hóa mà chúng ta biết và các vấn đề hiện tại của nó từ chiến tranh, nghèo đói, phân chia giai cấp, phân biệt chủng tộc, các vấn đề môi trường hay những vấn đề khác.
Không nói đâu xa đến các bộ phim Âu Mỹ, ngay tại điện ảnh châu Á, các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ… đã rất thành công trong việc quảng bá văn hoá nước nhà đến với các khán giả ở khắp nơi trên thế giới. Từ văn hoá giao tiếp đến ẩm thực hay thậm chí là lịch sử, chúng ta đều có thể xem và nghiền ngẫm qua những thước phim. Không gượng ép hay khiêng cưỡng, tất cả đều được lồng ghép, được đề cập đến một cách nhẹ nhàng, hài hoà, ấy vậy mà lại khiến bao khán giả ghi nhớ một cách sâu sắc. Rõ ràng, dùng điện ảnh để quảng bá nét văn hoá của một dân tộc, một quốc gia là một điều hoàn toàn có cơ sở để thực hiện và phát triển.
Báo Dân tộc từng đưa nhận định của đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh rằng: “Trong thời đại công nghệ số, thời đại mà robot biết sáng tác nhạc, vẽ tranh hay viết kịch bản... thì chỉ có một thứ không thể nào bị nhận xét là vay mượn, đạo nhái, đó chính là văn hóa dân tộc của mỗi quốc gia, bởi bản sắc là duy nhất”. Không thể phủ nhận rằng những năm gần đây, bên cạnh các bộ phim giải trí và thương mại thì những bộ phim như Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Sài Gòn anh yêu em, Mắt biếc, Dạ cổ hoài lang… đã được mạnh dạng khai thác và tôn vinh các nét văn hoá đẹp của Việt Nam.
Hay ở mảng phim hoạt hình, quảng bá văn hoá vẫn luôn là một chủ đề được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Tôi nhớ mãi bộ phim Upin and Ipin của Malaysia, một đất nước vốn không nổi tiếng với điện ảnh hay hoạt hình lại được trẻ em trên khắp thế giới biết đến, những nét văn hoá độc đáo của quốc gia này lại được quảng bá khắp nơi. Có thể nói rằng Upin và Ipin đã thành công trong việc quảng bá văn hóa dân gian Malaysia và đã khắc họa đáng kể nghệ thuật, các giá trị văn hoá của Malaysia bằng cách thể hiện rõ mối quan hệ hài hòa giữa các xã hội, nhóm hoặc nền tôn giáo khác nhau của đất nước này.
Chẳng nói đâu xa, văn hoá dân gian Việt Nam có rất nhiều chất liệu, khía cạnh để khai thác và quảng bá. Sẽ thật là thiếu sót nếu như chúng ta không kể đến những bộ phim như Chuyện Ông Gióng, Cái Tết của mèo con, Trê Cóc, Dế mèn phiêu lưu ký, với những đề tài rất gần gũi, thú vị, xoay quanh những câu chuyện, văn hóa dân gian, cổ tích của Việt Nam. Đừng nghĩ khán giả ngày nay không thích những bộ phim tôn vinh, ca ngợi văn hoá Việt Nam mà trái lại, họ rất yêu thích và sự kì vọng của họ dành cho những bộ phim này cũng rất cao. Đó cũng chính là một trong những thách thức của các nhà làm phim. Nhưng không phải cứ khó là lại bỏ qua, thay vào đó, các nhà làm phim, đạo diễn luôn cố gắng khai thác từng chi tiết nhỏ để khắc hoạ nét văn hoá độc đáo của dân tộc Việt.
Dự án U LINH TÍCH KÝ của chúng tôi cũng vậy, phim ra đời với một khát khao mong muốn chứng minh người Việt Nam có thể tạo ra những thước phim hoạt hình thật sự chất lượng, mãn nhãn, đủ sức nặng để đem lại niềm tin cho những người muốn làm phim hoạt hình, nhà đầu tư và khán giả. Không chọn những thứ vĩ đại hay rầm rộ, chúng tôi tôn vinh từng nét nhỏ độc đáo trong văn hoá Việt. Chúng tôi khai thác đời sống tâm linh của người Việt từ xa xưa đến nay, chúng tôi khắc hoạ rõ nét hơn con Nghê – một linh vật độc đáo trong văn hoá cổ truyền của người Việt, chúng tôi mang đến những hình ảnh trực quan sinh động của bún cá – một món ăn truyền thống của Việt Nam, có mặt dọc chiều dài đất nước với nhiều nét biến tấu thú vị.
Điều quan trọng với chúng tôi ngoài câu chuyện để lại dấu ấn với giới trẻ chính là góp phần tạo nên bản sắc riêng cho hoạt hình Việt Nam, và mang một sự kì vọng đầy lạc quan hơn cho những người trẻ Việt về hoạt hình Việt Nam. Cũng bởi vậy mà trong suốt quá trình làm phim, chúng tôi dù đôi lúc có than thở “khó ghê” nhưng rồi cũng vỗ vai nhau mà nói: “Khó cách mấy cũng phải làm cho bằng được”.
Trích nhật ký những ngày làm phim.
Đại Lâm Mộc
Đón đọc những bài viết khác của chúng tôi tại đây :
-
2022
- Oct 25, 2022 Phim tài liệu chuyện hậu trường giờ mới kể của U Linh Tích Ký: Bột Thần Kỳ
- Jun 21, 2022 Văn hóa Việt: con lợn trong văn hóa Việt Nam.
- Jun 15, 2022 Ẩm thực Việt Nam trong phim U Linh Tích Ký
- Jun 7, 2022 Nhật ký làm phim: Hệ sinh thái Linh Giới
- Jun 7, 2022 Review phim: Cố vấn sử học Dương Trung Quốc
- Apr 3, 2022 Nhật ký làm phim: Mang văn hóa Việt lên phim hoạt hình
- Jan 20, 2022 Văn hóa Việt: Nghê Việt Nam
- Jan 18, 2022 Nhật ký làm phim: Hội An
- Jan 14, 2022 Ẩm thực Việt: Bún Cá Việt Nam
- Jan 9, 2022 Nhật ký làm phim: Hạnh phúc là cả một hành trình
- Jan 1, 2022 Văn hóa Việt: Đời sống tâm linh của người Việt Nam
-
2021
- Oct 20, 2021 Nhật ký làm phim: Colour Script là gì?
- Aug 1, 2021 Nhật ký làm phim: Bối cảnh
- May 30, 2021 Nhật ký làm phim: Nhà Gạo
- Mar 12, 2021 Nhật ký làm phim: Kịch bản hình ảnh, Storyboard