Phim tài liệu chuyện hậu trường giờ mới kể của U Linh Tích Ký: Bột Thần Kỳ

Trong suốt quá trình thực hiện bộ phim ngắn U Linh Tích Ký: Bột Thần Kỳ, Sun Wolf Animation Studio có quay lại hành trình của mình. Bao hỷ nộ ái ố niềm vui nỗi buồn hân hoan sung sướng ê chề thất vọng chán nản quyết tâm đều được chia sẻ lại trong chuyện hậu trường chưa bao giờ kể của chúng tôi. Chuyện hậu trường ghi lại chân thật quá trình thực hiện bộ phim, những sai lầm, có tranh cãi, chi phí thực hiện và trên hết là tinh thần của những người yêu nghề, yêu hoạt hình. Mời các bạn đón xem series phim tài liệu chuyện hậu trường chưa bao giờ kể của U Linh Tích Ký bao gồm 4 tập.

U LINH TÍCH KÝ: BỘT THẦN KỲ là tập phim hoạt hình đầu tiên nằm trong dự án U LINH TÍCH KÝ do Sun Wolf Animation Studio sáng tạo và thực hiện.

U LINH TÍCH KÝ: BỘT THẦN KỲ đã góp mặt trình chiếu trong liên hoan phim The International Animation Film Festival Stuttgart (ITFS) lần thứ 29 và liên hoan phim Seattle International Film Festival (SIFF) lần thứ 48. ITFS và SIFF là hai liên hoan phim hoạt hình lâu đời và có tiếng tăm trên thế giới, nằm trong danh sách các liên hoan phim đạt tiêu chuẩn (qualified festival) của Oscar.

Nếu các bạn yêu hoạt hình, cập nhật ngay thông tin mới nhất về các dự án phim họat hình của đội ngũ Sun Wolf tại đây nhé www.facebook.com/sunwolfanimationstudio

Tìm hiểu thêm về Sun Wolf Animation Studio và các dự án phim hoạt hình tại website www.sunwolfstudio.com

Đón đọc những bài viết khác của chúng tôi.

Văn hóa Việt: con lợn trong văn hóa Việt Nam.

Từ khi tổ tiên ta biết săn bắn hái lượm, con lợn đã xuất hiện trong tự nhiên như một nguồn thức ăn chính yếu. Qua thời gian, con người đã thuần hoá giống loài được xem là “khá hung dữ” trong tự nhiên này, biến chúng thành một giống vật nuôi quan trọng bậc nhất trong đời sống con người. Chính vì sự gắn bó với con người từ xa xưa, con lợn giữ một vị trí quan trọng trong văn hoá Á Đông nói chung và văn hoá Việt Nam nói riêng, là một trong “Lục súc” (các loại gia súc nuôi gần nhà)” và là con giáp cuối cùng trong “12 con giáp”.

Con lợn trong đời sống và ẩm thực Việt Nam.

Lợn là loài động vật quá quen thuộc và gần gũi với người Việt Nam, vì vậy chúng ta có rất nhiều tên gọi cho nó, ví dụ: heo, lợn, ỉn, hợi, trư. Như đã đề cập, con người đã thuần hoá lợn rừng thành lợn nhà, rồi từ giống lợn nhà cho ra vô số các món ăn mạng đậm bản sắc Việt. Có thể kể đến những món như bên dưới:

Bún bò giò heo - Đặc sản xứ Huế Nguồn: pasgo.vn

Giò lụa (một đặc sản của người Việt được Nguyễn Tuân viết rất tỉ mỉ)

“Nhân” cho các loại bánh như: bánh giò, bánh chưng, bánh cuốn (đặc trưng của Tết Việt Nam)

Bún bò giò heo (đặc sản xứ Huế)

Món thịt kho tàu không thể thiếu trong ngày Tết của người Sài Gòn, Nam Bộ Việt Nam.

Việt Nam có hơn 20 giống lợn, trong đó không thể kể đến giống “heo đen” Nghệ An với chế độ chăn nuôi đặc biệt: thả rông, thức ăn chủ yếu là rau rừng, chuối, khoai, sắn...

Không chỉ thịt lợi, những bộ phận khác của con lợn cũng được sử dụng triệt để. Ví dụ da lợn được sử dụng làm “bóng bì”, một món ăn có thể kết hợp để nấu canh, nấu chè. Nội tạng của lợn cũng được sử dụng như một món ăn (lòng lợn), đặc trưng là món cháo lòng. Răng nanh lợn lòi, lợn cỏ, lợn rừng được người Tây Bắc, Tây Nguyên, Việt Bắc chế biến thành đồ trang sức (thường là vòng cổ) và đôi lúc còn mang giá trị tâm linh (như để trừ tà).

Con lợn trong lễ nghi phong tục, ca dao tục ngữ Việt Nam.

Lễ rước ông Ỷ ở làng La Phù. Nguồn: dangcongsan.vn

Chính vì xuất hiện từ rất sớm và là một phần quan trọng trong đời sống người Việt, lợn đã xuất hiện trong các lễ nghi xưa, được tôn vinh là “Ông Ỷ” trong ngày lễ tế thành hoàng làng. Trước đó là một loạt thủ tục khá phức tạp như chọn ra “Ông Ỷ” trong số những con to khoẻ nhất, sau đó tắm rửa sạch sẽ, cho ăn uống đầy đủ. Người nuôi “Ông Ỷ” phải là người có đức có tài, phải có cả con trai và con gái.

Ngày rước lễ, “Ông Ỷ” được trang trí đẹp đẽ và rước bằng kiệu ra đình làng. Vì tập tính của lợn là ăn ngủ khoẻ, sinh sản nhiều, rất gần với những nét văn hoá của “Tín ngưỡng Phồn thực”, do đó thông qua nghi lễ này, người dân cầu mong mùa màng thuận lợi và một năm ấm no sung túc.

Lợn còn xuất hiện như một thành phần không thể thiếu trong mâm cỗ các ngày đám cưới, đám ma, đám dỗ. Ta có thể bắt gặp hình ảnh con lợn trong rất nhiều câu ca dao, tục ngữ, một bộ phận “thơ ca dân gian” luôn được bảo tồn và lưu giữ như của báu. Từ những câu tục ngữ như: “Trông mặt mà bắt hình dong/ Con lợn có béo thì lòng mới ngon”, “Con gà cục tác lá chanh/ Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi”; hay những thành ngữ: “Lợn lành thành lợn què”, “Lợn cưới áo mới”, cho đến những câu cửa miệng trong giao tiếp hàng ngày: “Ăn như lợn”, “Bẩn như lợn”, ta thấy được tầm quan trọng của loài vật này trong đời sống của người Việt ở mọi mặt.

Con lợn trong nghệ thuật vẽ tranh, điêu khắc.

Trong các hang động có dấu vết sinh sống của người tiền sử, người ta tìm thấy hình ảnh những con lợn rừng được khắc sinh động trên vách đá. Lợn là một trong những “nguyên liệu” cho sáng tạo nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật vẽ tranh, điêu khác trong dân gian.

Đàn lợn trong tranh Đông Hồ. Nguồn: Vnexpress.vn

Nổi tiếng nhất có thể kể đến dòng Tranh Đông Hồ. Vì những nét quá đặc trưng và nổi bật về hình ảnh và màu sắc mà dòng tranh này thể hiện, con lợn từ đó trở nên sinh động, đến nỗi nhà thơ Hoàng Cầm đã ưu ái chắp bút ca ngợi:

“Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong”

Màu dân tộc sáng bừng trang giấy điệp”.

Những “nét tươi trong” tả chú lợn béo tốt, thể hiện sự cầu chúc một năm viên mãn, sung túc trong tranh Tết như các tranh: “Lợn ăn lá ráy”, “Đàn lợn”; kết hợp với “màu dân tộc”, những màu sắc tươi sáng, rực rỡ được chế tạo từ nguyên liệu dân gian đã làm nên một dòng tranh nghệ thuật có sức sống bền bỉ.

Bên cạnh đó, ta còn dễ dàng bắt gặp hình ảnh chú lợn trong nghệ thuật làm gốm, điêu khắc. Tuổi thơ hẳn ai cũng biết “con heo đất” đáng yêu, với kích thước to nhỏ khác nhau, lòng rỗng có khắc một rãnh nhỏ trên lưng, dùng để giữ tiền tiết kiệm. Lợn cũng là cảm hứng cho các nghệ sĩ dân gian nặn “tò he” (một đồ chơi của trẻ em Việt Nam), trong bộ tò he “12 con giáp” nổi tiếng rực rỡ và đẹp mắt.

Con lợn cứ thế đi vào đời sống và giữ một phần quan trọng không chỉ trong đời sống sinh hoạt mà còn trong đời sống tâm linh, trong văn hoá, nghệ thuật dân gian của người Việt. Chú ỉn còn là nguồn cảm hứng cho các hoạ sĩ nhà Báo khi tạo dưng nhân vật “Nghệ Trư An” trong phim hoạt hình ngắn “U Linh Tích Ký - Bột thần kỳ”. Mời các bạn xem qua phim ngắn để biết nhân vật “Nghệ Trư An” cùng “Linh giới” sẽ trông như thế nào nhé!

Hình tượng lợn trong phim hoạt hình u linh tích ký: bột thần kỳ

Trong phim hoạt hình U Linh Tích Ký, bác Nghệ Trư An được giới thiệu sớm ngay từ đầu phim. Nhân vật này là một đầu bếp nổi tiếng với tài nấu ăn siêu phàm. Đối với ông, mỗi bữa ăn là một cuộc chiến vì ông dồn hết tâm trí, sức lực để có thể nấu ra một bữa ăn ngon nhất.

Bác Nghệ Trư An là một người mạnh mẽ, kiên trì. Sau một thời gian theo đuổi tinh hoa ẩm thực khắp Linh Giới, ông cũng tìm được hạnh phúc của cuộc đời mình. Ông trở về quê nhà và mở ra nhà hàng phục vụ món ăn nổi tiếng đó là Bún Cá nhà Trư.

Ẩm thực Việt Nam trong phim U Linh Tích Ký

Nếu các bạn đã xem phim họat hình U Linh Tích Ký: Bột Thần Kỳ chắc hẳn sẽ thắc mắc về ẩm thực trong phim. Chúng tôi sẽ giải thích cho các bạn nha. Nếu các bạn chưa xem phim thì có thể xem ngay và luôn ở đây

Ẩm thực Việt Nam vô cùng đa dạng, không chỉ có phở và bánh mì

Ẩm thực Việt Nam được đưa vào trong phim một cách khéo léo. Cứ như một phản xạ, khi chúng tôi đặt câu hỏi cần đưa món ăn nào lên phim thì anh Đạo Diễn bảo ngay “Hãy làm món bún cá”. Ban đầu cả team cứ ậm ừ làm theo, nhưng càng làm càng thấy có lý. Ừ nhỉ, món này hay nè, hình ảnh miếng cá to, trắng nõn nà, ngon lành trên phim sẽ tạo ra ấn tượng ẩm thực. Vả lại, đây cũng là một trong những tinh tuý của ẩm thực Việt Nam mà. Trên thực tế, món ăn truyền thống của Việt Nam bên cạnh phở còn phải kể đến bún. Những sợi bún mềm mềm với nước dùng thanh ngọt đã làm xao xuyến biết bao trái tim say mê ẩm thực. Tác giả Dan Tham và Karina Tsui đã từng phải thốt lên rằng món bún Việt Nam quyến rũ như một bản nhạc Jazz vậy.

Từ phác thảo…

Đến “hiện thực”…

Bún cá cũng là một tinh tuý ẩm thực của Việt Nam. Mỗi vùng miền lại có những cách chế biến khác nhau, nhưng kiểu nào thì cũng ngon miệng. Bún cá trong phim của chúng tôi có thêm một chút nguyên liệu mà bạn dễ thấy trong các món canh chua của người miền Nam, đặt trên một cái khay inox trông nó bình dân hết sức, nhưng lại ngon lành vô cùng. Để có được tô bún cá cuối cùng, chúng tôi đã mất vài tháng trời với nhiều phiên bản khác nhau. Có phiên bản bay bổng, phiên bản rạo rực và cuối cùng là phiên bản bình dân chân chất lạ kì.

Đọc thêm bài viết chi tiết mà chúng tôi nghiên cứu về bún cá Việt Nam ở đây nhé.

 

BỘT THẦN KY

Chắc các bạn tò mò lắm đúng không? Chỉ cần rắc thứ bột này vào bất kỳ món ăn nào thì cũng sẽ trở nên sáng chói và ngon lành.

Bột thần kỳ không xa lạ mà được lấy hứng từ góc bếp “thần kỳ” của các người Việt Nam đó. Dù ở miền nào thì người Việt Nam đa phần đều nấu ăn nêm nếm nhiều gia vị. Một trong những thứ không thể thiếu đó là bột nêm. Tuy nhiên Bột Thần Kỳ trứ danh này là một trong những công trình nghiên cứu của Tiểu Linh Lam và Bác Nghệ Trư An. Không ai biết công thức chính xác cả đâu.

Anh đạo diễn kể lần đầu tiên đi nước ngoài, có ghé thăm một người bạn Việt Nam xa xứ. Anh ta liền làm món thịt bò hành xào hanh tây thết đãi. Điều ấn tượng nhất trong công thức của anh ta là bột nêm. Anh ta bỏ bột nêm một cách “hào sảng", bảo rằng đây là gia vị không thể thiếu của mình.

Một bác đạo diễn nước ngoài cũng tò mò là món ăn đã ngon rồi sao vẫn cần cái bột này. Nếu bác ấy sống ở Việt Nam sẽ hiểu ngay thôi mà.

Những cảm hứng để làm nên thế giới trong phim hoạt hình của chúng tôi vô cùng gần gũi như thế đó các bạn.

Nhật ký làm phim: Hệ sinh thái Linh Giới

Ngay từ khi bắt đầu hành trình làm phim hoạt hình của mình, chúng tôi đã lựa chọn một con đường dài hơi và có lẽ là rất khó: Xây dựng một thế giới mới mà ở đó chúng tôi có thể kể vô vàn câu chuyện của riêng mình.

LINH GIỚI

Linh Giới là một thế giới như thế. Một thế giới được chúng tôi sáng tạo trên nguồn cảm hứng tâm linh của người Việt Nam. Chính sự “rộng lớn” theo cả hai nghĩa đen và nghĩa bóng đã ngốn của chúng tôi hơn 3 năm trời vật lộn, khám phá, thử và sửa. Đó là cả một hành trình tuyệt vời.

Cảm hứng lớn để chúng tôi phát triển Linh Giới đến từ hang Sơn Đoòng ở Quảng Bình, Việt Nam.

Nguồn: https://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/31968

Những sinh vật xuất hiện trong Linh Giới đều vô cùng kì diệu và độc đáo. Các sinh vật được sáng tạo từ các câu chuyện dân gian hay các sinh vật thật đang “định cư” tại các vùng miền Việt Nam.

Dã tượng hay còn gọi là Ông Voi Chiến làm việc trong hàng ngũ Linh Cảnh, những người bảo vệ Linh Giới. Ông Voi Chiến được sáng tạo trên nguồn cảm hứng từ loài voi Việt Nam, đã tham gia chiến đấu trong các công cuộc bảo vệ đất nước từ ngàn xưa.

Ma Lon được thuê để bảo vệ những ngôi mộ của người quá cố. Cái tên đã nói lên tất cả về nguồn cảm hứng của nhân vật này. Trò chơi này bắt nguồn từ miền Nam, một nghi thức gọi hồn dành cho trẻ con. Nghe có vẻ hơi “đáng sợ” nhỉ? Ban ngày, Ma Lon của Linh Giới chỉ thích ngủ mà thôi.

Linh Giới tồn tại bên dưới Nhân Giới (thế giới con người) và được chống bằng cái cây khổng lồ, gọi là Cây Nhân Quả.

CÂY NHÂN QUẢ

Linh Giới vô cùng rộng lớn và hoang sơ. Trung tâm của Linh Giới là CÂY NHÂN QUẢ khổng lồ. Tán cây của nó lớn đến nỗi che phủ khắp Linh Giới. Cũng chính vì vậy mà dù Linh Giới có chia ra ngày và đêm thì bầu trời cũng như nhau. Điều thú vị là bầu trời Linh Giới thay đổi theo mùa.

Từ lúc bắt đầu, thế gian này đã được chống bằng Cây Nhân Quả. Sinh mệnh vạn vật đều gắn liền với cây, vì dù là Thần, Người, Yêu Tinh hay Ma Quỷ, hành động của mỗi cá thể đều trở thành dinh dưỡng nuôi cây, để rồi cây sẽ trả lại Quả khi chín - quả ngọt hay đắng đều do suy nghĩ, hành động, hay lời nói của cá thể đó mà thành.

Có thể nói Nhân Quả cũng là một khái niệm tâm linh vô cùng đặc sắc trong văn hóa của người Việt Nam. Hãy cùng xem một đoạn video dưới đây để khám phá Cây Nhân Quả được thành hình thế nào trong mắt của các họa sĩ Sun Wolf nhé.

THÀNH PHỐ NHÂN QUẢ

Tồn tại bên dưới cây Nhân Quả là một thành phố rộng lớn với 12 quận gọi là Thành Phố Nhân Quả. Cảm hứng thiết kế của Thành Phố đến từ Hội An. Nơi đây lưu giữ lại những nét đẹp truyền thống nhưng cũng tiếp thu các yếu tố hiện đại. Có thể nói là thành phố Nhân Quả hiện đại gấp mấy lần thế giới con người.

Thành Phố Nhân Quả lấy cảm hứng chính từ Sài Gòn. Đây là nơi mà các cư dân đổ về sinh sống và làm ăn. Mỗi quận lại nổi tiếng với một đặc trưng khác nhau. Ví dụ quận Heo nổi tiếng với các nhà hàng truyền thống. Câu chuyện U Linh Tích Ký: Bột Thần Kỳ diễn ra tại quận Heo này.

Từng yếu tố sáng tạo được chúng tôi nghiên cứu tỉ mỉ từ kiến trúc Việt Nam.

CHỢ TRỜI

Chợ Trời là một cái chợ lơ lửng trên không, với nhiều tàu thuyền qua lại. Chợ Trời lấy cảm hứng từ chợ nổi Việt Nam. Xung quanh chợ có nhiều chòi, cửa hàng, được nối với nhau bởi những dây cầu treo. Chợ Trời là một đặc trưng của Linh Giới. Cư dân ở đây có luật lệ của riêng mình. Chợ Trời không cố định một nơi mà di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác.

Còn rất nhiều điều đang đợi chúng tôi và các bạn khám phá. Hãy theo dõi Sun Wolf Animation Studio nhé.

Review phim: Cố vấn sử học Dương Trung Quốc

Điều may mắn nhất của chúng tôi là luôn có các cố vấn chuyên gia về văn hóa lịch sử ủng hộ, đồng hành và thôi thúc chúng tôi phải hiểu, phải khám phá và sáng tạo. Văn hóa dân gian Việt Nam là một chủ đề rất rộng lớn. Mỗi câu chuyện lại có nhiều biến thể vô cùng đặc sắc. Đây có lẽ cũng là một thử thách lớn của chúng tôi trong việc chọn lựa và sáng tạo có chừng mực.

Nhà sử học Dương Trung Quốc - vị khán giả đặc biệt không chỉ đón xem những sản phẩm hoạt hình mà còn chứng kiến sự trưởng thành qua nhiều năm của đội ngũ sáng tạo Sun Wolf Animation. Cùng lắng nghe những nhận xét công tâm của bác về U Linh Tích Ký: Bột Thần Kỳ với chúng tôi nhé.

Đón đọc những bài viết khác của chúng tôi.

Nhật ký làm phim: Mang văn hóa Việt lên phim hoạt hình

Văn hóa – một cụm từ quen thuộc nhưng nếu bảo định nghĩa nó là gì thì có lẽ khó ai có thể trả lời một cách dễ dàng và nhanh chóng. Và quảng bá văn hoá từ lâu đã là một sứ mệnh ngầm của điện ảnh của các nước. Dù trực tiếp hay gián tiếp, các đạo diễn tài hoa luôn có cách để lồng ghép các yếu tố văn hoá vào bộ phim của mình.

Những câu chuyện, nhân vật và tình huống trong phim đều có thể phản ánh một nét văn hoá nào đó. Một nhân vật trong phim có thể đang trải qua tình huống mà có khi chúng ta cũng đang gặp phải và cùng đối mặt với những vấn đề tương tự nhau. Thông qua một lăng kính rộng lớn hơn, cốt truyện tổng thể của câu chuyện có thể giống với nền văn hóa mà chúng ta biết và các vấn đề hiện tại của nó từ chiến tranh, nghèo đói, phân chia giai cấp, phân biệt chủng tộc, các vấn đề môi trường hay những vấn đề khác.

Không nói đâu xa đến các bộ phim Âu Mỹ, ngay tại điện ảnh châu Á, các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ… đã rất thành công trong việc quảng bá văn hoá nước nhà đến với các khán giả ở khắp nơi trên thế giới. Từ văn hoá giao tiếp đến ẩm thực hay thậm chí là lịch sử, chúng ta đều có thể xem và nghiền ngẫm qua những thước phim. Không gượng ép hay khiêng cưỡng, tất cả đều được lồng ghép, được đề cập đến một cách nhẹ nhàng, hài hoà, ấy vậy mà lại khiến bao khán giả ghi nhớ một cách sâu sắc. Rõ ràng, dùng điện ảnh để quảng bá nét văn hoá của một dân tộc, một quốc gia là một điều hoàn toàn có cơ sở để thực hiện và phát triển.

Báo Dân tộc từng đưa nhận định của đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh rằng: “Trong thời đại công nghệ số, thời đại mà robot biết sáng tác nhạc, vẽ tranh hay viết kịch bản... thì chỉ có một thứ không thể nào bị nhận xét là vay mượn, đạo nhái, đó chính là văn hóa dân tộc của mỗi quốc gia, bởi bản sắc là duy nhất”. Không thể phủ nhận rằng những năm gần đây, bên cạnh các bộ phim giải trí và thương mại thì những bộ phim như Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Sài Gòn anh yêu em, Mắt biếc, Dạ cổ hoài lang… đã được mạnh dạng khai thác và tôn vinh các nét văn hoá đẹp của Việt Nam.

Hay ở mảng phim hoạt hình, quảng bá văn hoá vẫn luôn là một chủ đề được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Tôi nhớ mãi bộ phim Upin and Ipin của Malaysia, một đất nước vốn không nổi tiếng với điện ảnh hay hoạt hình lại được trẻ em trên khắp thế giới biết đến, những nét văn hoá độc đáo của quốc gia này lại được quảng bá khắp nơi. Có thể nói rằng Upin và Ipin đã thành công trong việc quảng bá văn hóa dân gian Malaysia và đã khắc họa đáng kể nghệ thuật, các giá trị văn hoá của Malaysia bằng cách thể hiện rõ mối quan hệ hài hòa giữa các xã hội, nhóm hoặc nền tôn giáo khác nhau của đất nước này.

Chẳng nói đâu xa, văn hoá dân gian Việt Nam có rất nhiều chất liệu, khía cạnh để khai thác và quảng bá. Sẽ thật là thiếu sót nếu như chúng ta không kể đến những bộ phim như Chuyện Ông Gióng, Cái Tết của mèo con, Trê Cóc, Dế mèn phiêu lưu ký, với những đề tài rất gần gũi, thú vị, xoay quanh những câu chuyện, văn hóa dân gian, cổ tích của Việt Nam. Đừng nghĩ khán giả ngày nay không thích những bộ phim tôn vinh, ca ngợi văn hoá Việt Nam mà trái lại, họ rất yêu thích và sự kì vọng của họ dành cho những bộ phim này cũng rất cao. Đó cũng chính là một trong những thách thức của các nhà làm phim. Nhưng không phải cứ khó là lại bỏ qua, thay vào đó, các nhà làm phim, đạo diễn luôn cố gắng khai thác từng chi tiết nhỏ để khắc hoạ nét văn hoá độc đáo của dân tộc Việt.

Dự án U LINH TÍCH KÝ của chúng tôi cũng vậy, phim ra đời với một khát khao mong muốn chứng minh người Việt Nam có thể tạo ra những thước phim hoạt hình thật sự chất lượng, mãn nhãn, đủ sức nặng để đem lại niềm tin cho những người muốn làm phim hoạt hình, nhà đầu tư và khán giả. Không chọn những thứ vĩ đại hay rầm rộ, chúng tôi tôn vinh từng nét nhỏ độc đáo trong văn hoá Việt. Chúng tôi khai thác đời sống tâm linh của người Việt từ xa xưa đến nay, chúng tôi khắc hoạ rõ nét hơn con Nghê – một linh vật độc đáo trong văn hoá cổ truyền của người Việt, chúng tôi mang đến những hình ảnh trực quan sinh động của bún cá – một món ăn truyền thống của Việt Nam, có mặt dọc chiều dài đất nước với nhiều nét biến tấu thú vị.

Điều quan trọng với chúng tôi ngoài câu chuyện để lại dấu ấn với giới trẻ chính là góp phần tạo nên bản sắc riêng cho hoạt hình Việt Nam, và mang một sự kì vọng đầy lạc quan hơn cho những người trẻ Việt về hoạt hình Việt Nam. Cũng bởi vậy mà trong suốt quá trình làm phim, chúng tôi dù đôi lúc có than thở “khó ghê” nhưng rồi cũng vỗ vai nhau mà nói: “Khó cách mấy cũng phải làm cho bằng được”.

Trích nhật ký những ngày làm phim.

Đại Lâm Mộc


Đón đọc những bài viết khác của chúng tôi tại đây :

Văn hóa Việt: Nghê Việt Nam

Con nghê trong văn hoá Việt: “Gã linh vật chầu rìa độc đáo nhất trong nghệ thuật cổ truyền của người Việt”

Một tuyến nhân vật quan trọng bảo vệ sự bình an của Linh Giới đó là dòng họ nhà Nghê. Hình tượng “Nghê” trên phim cũng có phần khác biệt và độc đáo. Hãy cùng tìm hiểu về nguồn cảm hứng lớn của đội ngũ sáng tạo Sun Wolf Animation Studio nhé.

Bởi vì nghê là một linh vật không có thật mà là linh vật hư cấu nên suốt chặng đường lịch sử và văn hoá của nước ta, các nghệ nhân dân gian xưa đã có nhiều sự sáng tạo, thay đổi để rồi nghê có một sự lai tạo với chó – con vật thân thuộc, gần gũi với người dân Việt.

Nguồn: Wikipedia, Báo Pháp luật, nghiencuulichsu.com, vietnamplus, vanmieu.gov, tuoitre

Những con linh vật luôn đóng một vai trò quan trọng trong văn hoá dân gian, thần thoại của Việt Nam. Đó chính là những con vật có thật hoặc là một sản phẩm từ sự sáng tạo của dân gian, được sử dụng như một cách để thể hiện một sự hy vọng, niềm tin nào đó. Nào là rồng, kỳ lân, rùa, phượng… mỗi một linh vật đều có vai trò riêng biệt, cũng như mang những ý nghĩa biểu tượng văn hoá khác nhau. Trong quá trình phát triển, văn hoá Việt Nam có một sự tiếp biến, giao thoa với các nền văn hoá khác nhau và cũng từ đó, các linh vật cũng ngày càng có sự đa dạng nhưng vẫn mang đậm bản sắc dân tộc Việt.

Đã nhắc đến linh vật của văn hoá Việt Nam, không thể nào không nhắc tới con nghê, một linh vật phổ biến trong văn hoá Việt, mang đậm bản sắc dân tộc ta, mà theo họa sĩ Trần Hậu Yên Thế - Chủ biên cuốn sách “Phác họa Nghê - Gã linh vât bên rìa” - cho biết: “Nghê đích thực là gã linh vật chầu rìa độc đáo nhất trong nghệ thuật cổ truyền của người Việt. Dù chỉ là phác họa ban đầu, khuôn mặt nghê hiện ra lúc thì trầm lắng, trang nghiêm, lúc thì nghênh nghênh, hớ hênh phóng túng, miệng ngoác ra cười đến tận mang tai”. Bạn đã từng nghe kể về những chú nghê chưa?

Nguồn ảnh: Wikipedia

XUẤT xỨ CỦA NGHÊ

Dọc chiều dài lịch sử và văn hoá nước Việt, nghê được nhắc đến rất nhiều từ trong thơ ca đến kiến trúc như ở đình, chùa, hay đặc biệt là tại cung đình. Hình ảnh con nghê ngồi hai bên cửa đền hoặc trên đỉnh cột trụ trước sân đình từ lâu đã trở nên quen thuộc với nhiều người dân Việt. Thế nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu về linh vật mang đậm bản sắc Việt này.

Theo nhà nghiên cứu, Tiến sĩ Trần Hậu Yên Thế: “Nghê là con vật mang tính hư cấu và chính sự hư cấu này tạo nên bản sắc Việt cho nghê. Nó thể hiện sự sáng tạo của những người nghệ nhân Việt”.

Vậy nghê là linh vật như thế nào? Tác giả Huỳnh Thiệu Phong từng giới thiệu về nghê trong bài “Mấy vấn đề về nguồn gốc, đặc điểm của biểu tượng “Nghê” trong văn hóa Việt Nam”. Trong bài viết ghi rõ, theo truyền thuyết Chín đứa con của rồng (Long sinh cửu tử) thì Nghê là 1 trong số 9 đứa con của rồng, nhưng nghê thời đó có 2 tên. Trong tài liệu Tiềm Xác Loại Thư, nghê có tên đầy đủ là Toan Nghê và theo Tham Khảo Tạp Ký, Nghê lại có tên là Kim Nghê.

Tuy nhiên, nếu xét kĩ lưỡng, đặc điểm của Toan Nghê và Kim Nghê lại khác nhau: Toan Nghê thích nghỉ ngơi, đôi khi bị đồng hoá với sư tử, còn Kim Nghê lại thích nuốt lửa, nhả khói. Toan Nghê thường được chạm khắc vào ngai, trường kỷ, còn Kim Nghê lại là con vật thường dùng để cưỡi.

Tượng nghê ở Bảo tàng Mỹ thuật (Nguồn ảnh: Báo Tài nguyên và Môi trường)

Theo các nhà nghiên cứu, có thể xem nghê là một linh vật lai của 3 nền văn hoá Việt - Ấn - Hoa. Trong lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của một dân tộc, sự giao lưu và tiếp biến văn hoá giữa các nước là điều tất yếu. Văn minh của Trung Hoa và Ấn Độ có một sự tác động mạnh mẽ đến sự hình thành văn hoá của dân tộc Việt ta, giúp nền văn hoá dân tộc thêm đa dạng. Con nghê chỉ là một trong vô số các yếu tố văn hóa mà người Việt đã học hỏi từ văn hóa nước láng giềng và sáng tạo thêm để biến thành sản phẩm văn hóa của riêng mình. Khi nghê “thai nghén và dần tượng hình” trong văn hoá Việt Nam, người xưa đã thay đổi hoàn toàn ngoại hình, đặc điểm và nhiệm vụ của nghê, biến nó trở thành một linh vật hoàn toàn thuần Việt.

Nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa nghê và lân nhưng thực ra thì ở 2 con linh vật này có sự khác biệt khá rõ nét. Theo thư tịch cổ Trung Hoa, kỳ lân vốn xuất xứ từ hươu nên sơ khai giống hươu, dấu vết của hươu ở thân, chân, sừng mềm, chân có hai móng, về sau được cách điệu cao, biến dạng thành đầu rộng, bờm sư tử, đuôi bò, thân phủ vẩy như rồng, 5 móng… Còn nghê thì lại có dạng sư tử thu nhỏ: bờm xoắn mà không có sừng, thân phủ lông chứ không vẩy, đuôi chùm xòe ra từng lọn, bàn chân nhiều móng phủ lông. Trong 3 quyển từ điển: Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của, Dictionarium Anamitico Latium (Từ điển Annam – La tinh) của J.L.Taberd, Từ điển Thiều Chửu cũng có đề cập đến vấn đề này.

Tuy nhiên, bởi vì nghê là một linh vật không có thật mà là linh vật hư cấu nên suốt chặng đường lịch sử và văn hoá của nước ta, các nghệ nhân dân gian xưa đã có nhiều sự sáng tạo, thay đổi để rồi nghê đã là một sự lai tạo với chó – con vật thân thuộc, gần gũi với người dân Việt. Nhưng tại sao lại là con chó? Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Hồng Hải, con chó trong nghệ thuật dân gian người Việt vốn là biểu tượng giản dị và không được sánh ngang với các linh vật “cao cấp” khác như kỳ lân hay rồng… Tuy nhiên, đến khi văn hoá Khổng – Nho được du nhập từ Trung Hoa đến Việt Nam thì biểu tượng này lại được nâng tầm lên để có thể đảm nhận những vai trò và nhiệm vụ mới. Thế nên rất có thể các nghệ nhân dân gian xưa đã thêm vào nhiều đặc tính để “đẳng cấp hóa” những linh vật canh cửa của mình.

Nghê trong hình dáng đang chầu ở đền vua Lê Thánh Tông (Nguồn ảnh Nguyễn Đình)

Còn nhà nghiên cứu, Tiến sĩ Trần Hậu Yên Thế trong bài viết “Nhận thức tính phổ quát liên văn hóa trong mỹ thuật cổ truyền qua ví dụ hình tượng con nghê ở đền miếu” có nói rằng: “Bản thân chữ nghê trong tiếng Hán gồm bộ cẩu (chó) và chữ nhi (trẻ con) hợp thành”. Hay nói khác đi, con nghê chính là con chó biến điệu ra.

HÌNH ẢNH NGHÊ QUA CÁC THỜI KỲ VÀ VAI TRÒ CỦA NGHÊ

Tạo hình của nghê thực sự đặc sắc và thú vị. Giống như những linh vật hư cấu khác, dưới sự sáng tạo của người Việt, nghê không có hình dáng cố định. Tạo hình của nghê trải qua các thời kỳ lịch sử có một sự thay đổi rõ rệt và tồn tại ở nhiều dạng khác nhau. Từ sư tử nghê cho đến long nghê, kỳ lân nghê và khuyển nghê nhưng nhìn chung, tất cả đều thể hiện được sự bình dị, dân dã, tính cách gần gũi, thân quen của nghê trong đời sống tinh thần của người Việt.

Sư tử nghê thường có thân mập và ngắn, xuất hiện nhiều trong mỹ thuật thời Lý - Trần. Còn long nghê thì xuất hiện ở thời Lê Trung Hưng (giai đoạn sau của triều đại quân chủ nhà Hậu Lê) với đầu rồng, miệng lớn, râu dài, bắp chân có chớp lửa, thường thấy trên bờ mái các công trình kiến trúc với tên gọi con kìm. Kỳ lân nghê xuất hiện ở cả thời Lê Trung Hưng lẫn thời Nguyễn nhưng có sự khác biệt. Thời Lê Trung Hưng, kỳ lân nghê mình có vẩy, lưng có sừng, thường đứng chầu ở bên hương án, cửa khám; còn tại thời Nguyễn, kỳ lân nghê lại không có sừng và được ưu ái đứng ở nơi tôn nghiêm như điện Thái Hoà tại Kinh thành Huế. Còn khuyển nghê thì mình không vảy mà tròn, đầu không sừng, thường đội bảng văn hay cối cửa, thành bậc.

Long Nghê trong hình dáng đang chầu ở Lăng Dinh Hương. (Ảnh: Nguyễn Đình)

Bất cứ một linh vật nào trong văn hoá Việt Nam cũng đều có một vai trò riêng và nghê cũng không ngoại lệ. Theo Tiến sĩ Trần Hậu Yên Thế, nghê có hai chức năng cơ bản: chào đón hoặc thể hiện sự thương cảm. Tới thời Nguyễn, nghê có thêm một ý nghĩa nữa là con vật soi xét, phân biệt tà - chính.

Nếu rồng, phượng được biết đến với những vai trò vĩ đại như vương quyền thiên tử, mẫu nghi thiên hạ thì nghê lại có chức năng “chầu”. Trong dân gian có câu “Làm phượng thì múa làm nghê thì chầu”, hay “Mỗi người đều có một nghề - con phượng thì múa, con nghê thì chầu”.

Nhưng nghê chầu chứ không phải là hầu. Vì hầu là từ dùng cho kẻ phục dịch, còn chầu thì dành cho những vị quan, vị tướng đến chầu vua chúa. Nghê cũng oai lắm chứ nhỉ!

Một điều đáng chú ý là nghê khi chầu, nhìn nó không hung hăng, dữ dằn, hay dọa nạt, ra uy mà lại trông thân thiện, gần gũi. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp nghê ở hai bên trụ cổng các ngôi đình, ở dưới cánh cửa, nhưng cũng có lúc nghê "được cho" ngồi trên mái, trên bệ trông vô cùng uy nghi, lẫm liệt.

Không chỉ vậy, nghê còn có mặt ở lăng mộ như lăng Dinh Hương, lăng Quận Nghi, lăng họ Ngọ với bộ dạng miệng há to. Nhưng nghê không phải hăm dọa ai cả mà như thể đang kêu những tiếng rên thống thiết, thể hiện lòng kính cẩn thương xót, bày tỏ niềm đau đớn.

Đôi nghê chấu trước hương án Linh Quang Từ (Lăng Họ Ngọ) (Ảnh: Nguyễn Đình)

Trong văn hoá dân gian Việt Nam, mỗi loại nghê sẽ mang những ý nghĩa khác nhau như thể hiện lòng trung thành, ngay thẳng, chính trực… và có thể nói rằng hiếm có linh vật nào mang nhiều ý nghĩa như con nghê. Như Tiến sĩ Trần Hậu Yên Thế từng viết trong quyển Phác họa Nghê- gã linh vật bên rìa: “Khuôn mặt nghê hiện ra lúc thì trầm lắng, trang nghiêm, lúc thì nghênh nghênh, hớ hênh phóng túng, miệng ngoác ra cười đến tận mang tai”.

Trích nhật ký những ngày làm phim.

Đại Lâm Mộc

Nhật ký làm phim: Hội An

Hội An không là quê

Mà là hương, khổ thế

Quên quê, ai có thể

Hương ư? Ôi dễ gì

Chế Lan Viên

Nếu ai đã từng một lần đến Hội An, ắt sẽ cảm nhận được những gì nhà thơ Chế Lan Viên đã bày tỏ qua bốn câu thơ này. Hội An giống như một hương thơm đặc biệt, trầm ấm, phảng phất mà bất cứ ai đã từng ngửi qua cũng sẽ khắc ghi mãi mãi. Ấn tượng về Hội An trong mắt mỗi người có lẽ rất khác nhau, nhưng có thể nói những kiến trúc và con người ở Hội An đã góp một phần không hề nhỏ trong việc xây dựng và lưu giữ dấu ấn cho những du khách lần đầu đến thăm nơi đây.

Hội An là nguồn cảm hứng lớn nhất cho các hoạ sĩ Sun Wolf trong quá trình xây dựng thế giới cho phim ngắn U Linh Tích Ký.

Một thiết kế lấy cảm hứng từ Hội An.

Kiến trúc đa dạng và lưu giữ dấu ấn lịch sử

Nhắc đến Hội An, ta nghĩ ngay đến bộ đôi từ "cổ và cũ". Hội An khoác lên mình vẻ ngoài cổ kính, trầm mặc là nhờ có những kiến trúc được xây dựng từ rất lâu trước đó, mà theo một vài tài liệu là từ thế kỷ thứ XVI.

Vào khoảng thời gian này đến cuối thế kỷ XIX, Hội An được biết đến như là một trung tâm thương mại sầm uất bậc nhất của khu vực Đông Nam Á, là điểm dừng quan trọng trên con đường mà các tàu lái buôn của các thương nhân Trung Hoa, Nhật Bản đi qua. Đặc biệt trong thời kỳ phân tranh Trịnh - Nguyễn, các Chúa Nguyễn đã cho phép và khuyến khích các thương nhân Trung Hoa, Nhật Bản lấy vợ sinh con, lập nghiệp trên đất Hội An. Cho đến nay, hầu như các hội quán lớn đẹp còn tồn tại ở Hội An đều mang đậm dấu ấn Trung Hoa. Có tài liệu còn cho biết, nhiều nhà cổ, hội quán được tháo dỡ từ quê hương của những người Hoa Minh Hương và chở bằng tàu sang lắp ráp lại tại Hội An.

Bên cạnh người Hoa, các thương nhân Nhật Bản cũng để lại cho Hội An những dấu ấn thông qua kiến trúc, tuy bây giờ chỉ còn sót lại rất ít ở một số chi tiết trang trí. Tương truyền rằng Chùa Cầu là một công trình được xây dựng bởi một thương gia Nhật ở khoảng giữa thế kỷ XVI, tuy nhiên qua nhiều lần trùng tu, những nét kiến trúc đặc trưng cũng dần bị mất đi.

Hơn nữa, trước khi trở thành một thương cảng thương mại phồn thịnh, Hội An vốn là Đại Chiêm Hải Khẩu của Vương quốc Chămpa.

Từ những dấu tích lịch sử, ta thấy rằng kiến trúc ở Hội An rất đa dạng và lâu đời, là sự kết hợp kiến trúc của các dân tộc Chăm, Hoa, Việt, Nhật. Trải qua một quá trình hình thành lâu đời và những biến động đáng kể trong lịch sử, may mắn thay Hội An vẫn bảo lưu được gần như nguyên vẹn quần thể kiến trúc của một thương cảng cổ, để ngày nay thế hệ con cháu chúng ta vẫn còn được chiêm ngắm vẻ đẹp trầm mặc, xưa cũ ấy.

Một số phác thảo trong quá trình sáng tạo bối cảnh trong phim.

Kiến trúc nhà đặc thù

Trải qua hàng trăm năm chung sống và chia sẻ các giá trị văn hoá với các dân tộc Chăm, Hoa, Nhật, chúng ta có được một Hội An với quần thể kiến trúc đa dạng, bao gồm 1360 di tích, danh thắng, có thể kể đến như: nhà cổ, nhà thờ tộc, chùa, đình, miếu thờ thần, giếng nước cổ, cầu, hội quán và ngôi mộ cổ loại đặc biệt.

Nghiên cứu đã chỉ ra có sự kết hợp giữa kiến trúc của người Việt cổ và các dân tộc khác đã từng sinh sống trên đất Hội An. Đầu tiên là các bộ sườn nhà được cấu thành bởi sự liên kết các vì kèo làm cơ sở chịu lực. Có ba loại vì kèo cơ bản gồm: vì chồng giường (có ở hầu hết các hội quán, nhà thờ tộc và nhà thờ cổ của người Hoa sống ở Hội An); vì liên kết kẻ chuyền (đặc trưng cho kiến trúc của người Việt cổ) và vì liên kết bằng kèo (thường sử dụng trong kiến trúc dân cư Nam Trung Hoa và Bắc Việt Nam).

Bên cạnh kiến trúc sườn nhà, mái ngói cũng là một đặc trưng trong kiến trúc nhà ở Hội An. Có hai loại mái ngói được sử dụng phổ biến là ngói ống và ngói âm dương.

Ngoài ra, "mắt cửa" cũng là một phần kiến trúc quan trọng trong một ngôi nhà ở Hội An. Mắt cửa thường được dùng để trang trí phía trên cửa chính, cửa sau, cổng trước và cổng sau trong các ngôi nhà cổ. Nghiên cứu cho thấy có khoảng 14 kiểu mắt cửa khác nhau với đa dạng hình dáng: hình thái cực, hình hổ, hình dơi, hình chữ thọ, hình cá chép, vân vân. Cặp mắt cửa tuy có cơ sở từ văn hoá, tín ngưỡng của các dân tộc từng sinh sống ở Hội An, nhưng cho đến bây giờ vẫn chưa có nghiên cứu nào đủ cơ sở khẳng định đầy đủ ý nghĩa của nó trong đời sống văn hoá tâm linh của người dân Hội An nói riêng và người Việt nói chung.

Như vậy, có thể kể đến những kiến trúc đặc trưng của nhà ở Hội An như: kết cấu kèo chồng, mái ngói, có tính đối xứng, cơ bản vẫn là kiến trúc mang nhiều đặc trưng của miền Trung Việt Nam, người Hoa, người Nhật từng sinh sống ở Hội An đã thêm vào những trang trí đặc trưng của họ. Từ đó ta có một Hội An cổ kính, mộc mạc và thật đặc biệt.

Một ý tưởng khác kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.

Con người Hội An

Hội An ngày xưa nổi tiếng là một thương cảng phồn thịnh bậc nhất Đông Nam Á, thế nên nghề bán buôn có lẽ đã trở thành một phần không thể tách rời đối với người dân nơi đây. Dù là một bát mì cao lầu trong nhà hàng, hay một chén chè nơi lề đường, chúng ta đều thấy được mùi vị đậm đà, phảng phất chất quê và sự nồng hậu của những người bán. Bên cạnh những ngôi nhà cổ, những con người với gánh hàng rong cũng được coi là một "di sản", bởi những gánh hàng rong của họ đã tạo nên một chất riêng cho Hội An, cũng như sự bình dị và đôn hậu của họ chính là điều níu chân du khách. Hội An không quá đông đúc, nhộn nhịp, nhưng đủ ấm áp để làm một người đã từng ghé qua muốn quay trở lại. Đến Hội An, ta thấy những niềm vui đơn giản như được ăn hàng và nghe những câu chuyện bâng quơ của các cô chú bán hàng.

Một thiết kế miêu tả các nhân vật tại Linh Giới.

Hội An còn có những nghệ nhân, những người tạo nên đèn lồng, vải lụa. Họ là những người tạo ra "phần hồn" cho thành phố, vì Hội An sẽ không thể đầy đủ nếu như thiếu những chiếc đèn lồng, những tiệm may, cũng như thiếu đi những con người luôn đau đáu với trách nhiệm làm nghề cổ truyền, giữ lại nét cổ điển cho Hội An trong một thế giới đang hội nhập và phát triển không ngừng.

Hội An như một giai nhân, là một nguồn cảm hứng bất tận cho những văn sĩ, thi sĩ, hoạ sĩ và cả nhạc sĩ. Các hoạ sĩ của nhà Báo đã đem một phần Hội An vào tác phẩm của mình, xây dựng nên cả một thế giới mơ mộng, huyền ảo, thể hiện qua phim ngắn U Linh Tích Ký. Hy vọng những thước phim này cũng để lại ấn tượng sâu sắc cho người xem như việc Chế Lan Viên nhớ Hội An như nhớ về một mùi hương khó phai...

Trích nhật ký những ngày làm phim

Yên Tâm

Tư liệu tham khảo:


Đón đọc những bài viết khác của chúng tôi tại đây :

Ẩm thực Việt: Bún Cá Việt Nam

Bún cá: Một ngôi sao của ẩm thực truyền thống Việt Nam cần được “lăng-xê”

Chúng nổi tiếng đến mức khi đã đến tỉnh thành đó du lịch, người ta nhất định phải tìm ăn cho bằng được món bún đặc trưng của địa phương này.

Nguồn: VNExpress, Thanh niên, CNN

Ẩm thực Việt Nam được đưa vào trong phim một cách khéo léo. Cứ như một phản xạ, khi chúng tôi đặt câu hỏi cần đưa món ăn nào lên phim thì anh Đạo Diễn bảo ngay “Hãy làm món bún cá”. Ban đầu cả team cứ ậm ừ làm theo, nhưng càng làm càng thấy có lý. Ừ nhỉ, món này hay nè, hình ảnh miếng cá to, trắng nõn nà, ngon lành trên phim sẽ tạo ra ấn tượng ẩm thực. Vả lại, đây cũng là một trong những tinh tuý của ẩm thực Việt Nam mà.

Một bản phác thảo trong quá trình “sáng tác” món Bún Cá của các hoạ sĩ nhà Sun Wolf Animation Studio.

Trên thực tế, món ăn truyền thống của Việt Nam bên cạnh phở còn phải kể đến bún. Những sợi bún mềm mềm với nước dùng thanh ngọt đã làm xao xuyến biết bao trái tim say mê ẩm thực. Tác giả Dan Tham và Karina Tsui đã từng phải thốt lên rằng món bún Việt Nam quyến rũ như một bản nhạc Jazz vậy.

Trên trang CNN nổi tiếng của Mỹ, họ đã hào hứng chia sẻ: “Ẩn hiện trong tầm mắt du khách là một món bún ngon, đầy bất ngờ, đa dạng và quyến rũ như bản nhạc Jazz vậy. Sợi bún mềm, vị thanh, kết hợp với nhiều loại nguyên liệu khác, tạo nên sự đa dạng về hương vị”.

Còn chúng ta, món bún đã quá quen thuộc trong những bữa ăn gia đình, hàng quán. Thậm chí, Wikipedia còn đề cập rằng bún là thức ăn tinh bột phổ biến thứ 3 tại nước ta, chỉ sau cơm và phở. Đi dọc đất nước từ Bắc tới Nam, nơi nào cũng có những món bún ngon. Chúng nổi tiếng đến mức khi đã đến tỉnh thành đó du lịch, người ta nhất định phải tìm ăn cho bằng được món bún đặc trưng của địa phương này.

Và bún cá là một trong những món như vậy! Đến miền Tây, người ta không quên ghé vào quán gọi một tô bún cá đậm đà nhưng vẫn thanh ngọt; đến Nha Trang không ai có thể bỏ qua tô bún cá dầm; đặt chân đến Đà Nẵng, tô bún chả cá thu luôn nằm trong danh sách “truy lùng” của thực khách; bay đến Hà Nội, thực khách lại đắm chìm trong vị ngọt thanh của từng tô bún cá ở khắp các ngõ ngách Thủ đô.

Vẫn chưa thể khẳng định được nguồn gốc của bún cá là từ nơi nào nhưng khắp Bắc – Trung – Nam là rất nhiều các loại bún cá khác nhau với từng hương vị riêng. Nhìn chung, nước dùng của những tô bún cá đều được nấu từ nước cốt xương cá, khá là công phu, cũng có nơi nấu từ nước hầm xương ống của heo. Thế nên, mỗi tô bún đều là sự kết hợp hoà quyện của nước dùng thanh dịu và từng lát cá ngọt thịt mà không có vị tanh.

Lựa chọn nguyên liệu cũng là khâu phức tạp. Các nguyên liệu ở Linh Giới vô cùng tươi ngon các bạn nhé.

Các đầu bếp của Linh Giới đang thử nghiệm các món ăn khác nhau với cá. Món nào cũng hấp dẫn.

Bún cá miền Bắc: Hài hoà hương vị, mãn nhãn phần nhìn

Ở miền Bắc, có rất nhiều loại bún cá, nào là bún cá Thái Bình, bún cá Hải Phòng, bún cá Nghệ An… nhưng cứ nhắc đến bún cá là người ta lại nhớ ngay đến bún cá rô đồng – một món ăn có nguồn gốc từ tỉnh Hải Dương và sau đó vô cùng phổ biến tại Thủ đô Hà Nội. Món bún cá thường được người dân nơi đây dùng làm bữa sáng hoặc bữa trưa. Tô bún nóng hổi với nước dùng được nấu từ xương cá được giã lọc làm nước cốt và dấm bỗng, cà chua mang đến vị ngọt tự nhiên và chua thanh khiến ai cũng mê đắm. Tô bún phải được ăn kèm các loại rau như dọc mùng, rau cải, thì là, hành, dứa, góp phần tăng thêm hương vị cho món ăn dân dã này. Và “nhân vật chính” của tô bún chính là những lát cá chiên vàng ươm, giòn rụm, được cắt khúc khoảng 2 ngón tay và tẩm ướp đậm đà.

Mỗi tô bún cá rô đồng nóng hổi là một sự hài hoà về hương vị, mãn nhãn phần nhìn khi mà màu sắc từ lát cá, những sợi rau tươi xanh đã cùng nhau khiến tô bún trông vô cùng bắt mắt. Bạn cứ tưởng tượng nhé, gắp một đũa bún, cắn một miếng cá giòn tan, húp một muỗng nước dùng ngọt thanh, chua dịu, lại có chút cay nồng của tiêu và ớt, còn hương vị của rau nữa chứ. Nhìn thôi đã muốn ăn, ngửi thôi đã thấy thích và ăn vào thì “ngon hết chỗ nói”.

Bún cá miền Trung: Ăn mãi không thấy chán

Xuống dọc duyên hải miền Trung, lại là một “chân trời bún cá” mới. Được thiên nhiên ưu ái vạt duyên hải kéo dài đầy ắp cá tôm, là một nguồn thức ăn vô tận để người dân nơi đây chế biến thành những món đặc sản hấp dẫn. Từ Đà Nẵng đến Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết… món bún cá đều có mặt và đều làm say lòng thực khách. Tuỳ khẩu vị, có thể nhiều người sẽ cho rằng những tô bún cá này hao hao nhau nhưng thực tế, với người sành ăn thì sẽ nhận ra những nét riêng biệt của chúng. Tuy nhiên, tất cả đều phải thốt lên chữ: Ngon!

Tô bún cá Đà Nẵng có nước dùng được nấu khá kì công. Người đầu bếp phải hầm xương cá để lấy nước ngọt, và họ còn sử dụng cả bí đỏ, bắp cải, thơm, cà chua, măng tươi để tăng độ ngọt đậm đà cho nước dùng. Một điểm đặc biệt chỉ có tô bún cá Đà Nẵng mới có chính là nước dùng còn được nêm cả mắm ruốc nữa. Cá thường được sử dụng sẽ là cá thu hoặc cá ngừ, cá cờ, thế nên tô bún đã thơm nay lại còn béo nhờ những miếng cá này nữa. Nhưng khoan vội ăn, hãy cho thêm một ít xà lách, bắp chuối, giá sống và rau thơm vào tô bún, rồi từ từ húp miếng nước dùng, chấm lát cá vào chén mắm chua ngọt đầy ớt. Chao ôi! Cái ngọt đậm đà của nước dùng và cá, cái cay nồng của ớt, lại còn mớ rau tươi nữa. Cứ thế, thực khách vừa xuýt xoa vừa “chén” liên tục.

Dừng chân tại Nha Trang, cất hành lý xong xuôi rồi du khách lại tìm đến những hàng quán bán món đặc sản của vùng đất này. Và chẳng ai có thể bỏ qua tô bún cá dầm. Hồi mới nghe tên, tôi cứ thắc mắc: “Là cá được dầm ra cho nát hay con cá đó tên là dầm?”. Hoá ra, theo VNExpress, “tên gọi "bún lá cá dầm" xuất phát từ cách chế biến nước lèo đặc trưng của món ăn này. Nồi nước lèo trong, không tanh, ít dầu mỡ được nấu từ các loại cá khác nhau, tùy theo công thức của mỗi hàng. Trước khi nấu, cá sẽ được gỡ xương, dầm ra thành các miếng nhỏ”. Cũng như những món bún cá khác, nước dùng bún cá dầm cũng được hầm từ xương cá để có được vị ngọt thanh nhưng lại không có chút xíu mùi tanh nào từ cá. Nghệ thuật là ở chỗ này! Mỗi tô bún cá dầm mang đến cho thực khách rất đầy đặn thức ăn, nào là cá, sứa, chả cá, tô điểm trên đấy còn là hành lá, hành tây, khiến thức ăn dậy mùi thơm hơn hẳn. À, mà không thể thiếu rau sống đâu nhé! Ăn mãi không thấy chán đó.

Còn ở Phú Yên, dân đam mê ẩm thực lại một lần nữa xuýt xoa với những tô bún cá nơi đây, và trong số đó, nổi tiếng nhất phải kế đến là bún cá thác lác Phú Yên. Thực ra, đây là tên gọi tắt của món bún cá sóc lác – món ăn sáng bình dị của người dân vùng đất hoa vàng, cỏ xanh. Tô bún được dọn lên trông vô cùng bắt mắt với nước dùng trong, ngọt, từng lát chả cá thác lác giòn giòn dai dai, và tất yếu là đi kèm với đĩa rau sống. Đơn giản nhưng cái vị đậm đà, ngọt dịu đọng lại trong thực khách thì chẳng thể nào quên.

Bún cá miền Tây: Thật lòng mà nói, ăn 1 tô chẳng thấy đủ

Vào đến miền Tây, tô bún cá được thay đổi khá nhiều, từ mùi vị đến cách trình bày. Nổi tiếng nhất phải kế đến chính là bún cá Châu Đốc và bún cá An Giang. Theo VNExpress, bún cá ở miền Tây có nguồn gốc từ Campuchia, trải qua nhiều thời kì, tô bún đã có sự biến tấu so với phiên bản gốc nhưng nhìn chung vẫn giữ được cái hồn của tô bún cá gốc. Khác với bún cá ở miền Bắc hay miền Trung, bún cá miền Tây sử dụng cá đồng, cá sông chứ không phải cá biển.

Ở Châu Đốc, để có được nồi nước lèo cũng lắm công phu khi người ta phải ninh xương ống trong nhiều giờ, vớt bọt liên tục để nước trong và không hôi. Cá sẽ được luộc trong nước, kể cả phần ruột cá. Nhờ vậy mà nồi nước lèo lúc nào cũng ngọt vô cùng. Nhưng chưa dừng lại ở đó, còn phải nêm nếm gia vị cho nồi nước lèo nữa chứ. Nào là mắm cá linh, mắm ruốc được lược bỏ xác, thêm củ ngải bún và nghệ giã lọc lấy nước được thêm vào trong nồi nước lèo. Để tăng thêm độ kích thích thị giác và cả vị giác, nước lèo cá còn có màu vàng từ nghệ và chút hương thoang thoảng của sả. Cũng nhờ vậy mà nước lèo không có một chút vị tanh nào của cá. Cá luộc rồi sẽ được gỡ bỏ phần xương và xào sơ với nghệ, như vậy thì cá sẽ săn và lại có màu sắc bắt mắt nữa. Một tô bún được dọn lên sẽ đầy ắp nào là cá, thịt heo quay và cả một đĩa rau với rất nhiều loại khác nhau, nào là bông súng, điên điển, rau đắng, rau muống bào nhuyễn, rau nhút…

Giờ thì thực khách chỉ việc gắp miếng cá thơm mùi nghệ, húp muỗng nước lèo vàng ươm rồi gắp rau nữa chứ. Tin tôi đi, bao thực khách đã xiêu lòng với tô bún cá Châu Đốc rồi đó.

Còn bún cá Kiên Giang thì lại được chế biến đơn giản hơn. Nơi đây, người dân vẫn chọn cá lóc, mang đi luộc để lấy nước ngọt cho nước dùng. Có nơi sẽ dùng thêm nước hầm xương và tôm khô để tăng thêm độ ngọt cho nước lèo. Đặc biệt vì Kiên Giang có biển nên tô bún cá nơi đây còn có sự góp mặt của tôm nên hấp dẫn không kém. Tôm sẽ được bóc vỏ, phần gạch tôm được nấu với dầu điều tạo nên sắc đỏ cam cực kì bắt mắt cho tô bún. Thịt cá không được xào với nghệ mà chỉ xào cùng tỏi và mỡ để dậy hương vị của cá mà thôi. Tô bún sẽ là sự kết hợp hài hoà của những sợi bún trắng tươi cùng với nước dùng thanh, ngọt dịu, điểm xuyết là màu đỏ cam của dầu điều với gạch tôm, miếng cá lóc trắng ngần như nàng diễn viên chính của tô bún, sắc xanh của nhúm rau tươi. Thật lòng mà nói, ăn 1 tô chẳng thấy đủ.

Bún cá: Ngôi sao ẩm thực truyền thống của Việt nam

Bạn thấy không, rõ ràng rằng bún cá là một ngôi sao của ẩm thực Việt Nam cần được “lăng-xê” bên cạnh những món truyền thống khác. Để có được tô bún cá hoàn chỉnh, đạt mọi yêu cầu để lên phim, chúng tôi đã mất mấy tháng trời với hàng loạt phiên bản khác nhau. Từ phiên bản bay bổng, rạo rực đến cuối cùng là sự bình dân, chân chất nhưng vô cùng kích thích thị giác.

Bún cá trong phim của chúng tôi có thêm một chút nguyên liệu mà bạn dễ thấy trong các món… À mà thôi, mọi người đón chờ phim nhé.

Cùng đợi xem bún cá khi lên phim sẽ như thế nào nhé. Giờ thì, bọn mình đi ăn bún cá đây!

Trích nhật ký những ngày làm phim.

Đại Lâm Mộc

Nhật ký làm phim: Hạnh phúc là cả một hành trình

Dĩ nhiên cả đội ngũ chúng tôi thấy vui nhất là đứa con của chúng tôi đã được “sinh ra” một cách tron vẹn. Nhưng điều khiến chúng tôi bật cười nhất là khi nhìn lại những gì chúng tôi mới bắt đầu. Úi giời ơi không hiểu sao mà nó xấu thế không biết. Xấu muốn độn thổ luôn. Nhưng nhờ vậy mà chúng tôi thấy được mình đã tiến bộ và dũng cảm ra làm sao khi biết mình chẳng giỏi giang gì mà lại dám làm điều chúng tôi nghĩ là phi thường so với khả năng của mình lúc đó.

Đây là một trong những đoạn diễn xuất nhân vật Trư Heo ban đầu của Khoa. Hồi đó Khoa cũng vất vả mấy tháng trời chỉ để loay hoay làm nhân vật này. Chúng tôi nhớ anh đạo diễn bảo là đoạn này giống như vừa múa, vừa diễn xiếc thăng bằng nữa. Nó phải cho người ta thấy bản năng của một đầu bếp khi món ăn của mình nấu gặp nguy hiểm.

Còn đây là bé Gạo của chúng tôi với nụ cười dễ thương toả nắng. Chúng tôi cho rằng đây vẫn là một bé Gạo dễ thương nhưng dễ thương hồi đó và bây giờ đã khác nhau nhiều rồi, haha.

Còn đây là một trong những hình vẽ bối cảnh khi chúng tôi bát đầu dự án. So với những gì chúng tôi đang làm ở hiện tại thì quả thật bức hình này xứng đáng được đưa vào bảo tàng. Những nét vẽ hồi đó có phần ngô nghê và dễ thương.

Hiện tại thì sao?

Hiện tại chúng tôi tạm hài lòng với những gì mình đang làm. Phải hài lòng thì mới đi tiếp và hoàn thành bộ phim được chứ. Chúng tôi sẽ còn tiến bộ nữa, nhưng bây giờ tạm thời có thể nghỉ ngơi một chút rồi chiến đấu cho các dự án sắp tới.

Trích nhật ký những ngày làm phim.

Văn hóa Việt: Đời sống tâm linh của người Việt Nam

Đời sống tâm linh của người Việt Nam từ xa xưa đã rất phong phú và phức tạp - hệt như các định nghĩa và tranh cãi xoay quanh khái niệm tâm linh. Bài viết này sẽ đề cập đến các yếu tố tâm linh thể hiện qua tín ngưỡng và các hiện tượng tâm linh nổi trội trong đời sống tinh thần của người Việt Nam từ xưa đến nay.

Bài viết tổng hợp những nghiên cứu của đội ngũ sáng tạo tại Red Cat khi tìm hiểu về thế giới tâm linh của người Việt Nam, một trong những nguồn cảm hứng lớn nhất cho dự án Hành Trình Nhân Quả

Đời sống tâm linh của người Việt Nam từ xa xưa đã rất phong phú và phức tạp - hệt như các định nghĩa và tranh cãi xoay quanh khái niệm tâm linh. Bài viết này sẽ đề cập đến các yếu tố tâm linh thể hiện qua tín ngưỡng và các hiện tượng tâm linh nổi trội trong đời sống tinh thần của người Việt Nam từ xưa đến nay.

TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC

Dân tộc Việt Nam có nhiều tín ngưỡng, đầu tiên phải kể đến một tín ngưỡng cổ xưa nhất, đó là tín ngưỡng phồn thực. "Phồn" là nhiều, "thực" là nảy nở. Tín ngưỡng phồn thực xuất phát từ văn hoá nông nghiệp của người Việt cổ, với mong muốn duy trì và phát triển sự sống: sản xuất lúa gạo và sản xuất con người.

Biểu hiệu của tín ngưỡng phồn thực gồm hai loại: thứ nhất thờ cơ quan sinh dục nam nữ, thứ hai thờ bản thân hành vi giao phối. Ngày xưa, ở hội làng Đồng Kị (Hà Bắc) có tục rước sinh thực khí (cơ quan sinh dục nam) làm bằng gỗ, sau đó đem đốt đi và chia tro cho dân làng. Người xưa tin rằng việc này sẽ đem lại may mắn cho dân làng và cho vụ mùa, nếu bỏ qua thì trong năm đó cả làng sẽ gặp chuyện chẳng may. Hoặc có thể thấy tục lệ "giã cối đón dâu" của người xưa cũng có cơ sở từ tín ngưỡng phồn thực. Chày và cối tượng trưng cho bộ phận sinh dục của đôi nam nữ và người xưa tin rằng, việc giã cối đón dâu có tác dụng cầu chúc cho đôi nam nữ "con đàn cháu đống". Tín ngưỡng phồn thực đã tồn tại suốt chiều dài lịch sử và được tìm thấy trên rất nhiều di tích, cổ vật, trong đó phải kể đến tượng, trống đồng hay hang đá. Đây chính là chiếc nôi thể hiện yếu tố tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt từ những ngày xa xưa nhất.

TÍN NGƯỠNG SÙNG BÁI TỰ NHIÊN

Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao dân tộc ta lại tự hào mình là con Rồng cháu Tiên, con Hồng cháu Lạc chưa? Điều này xuất phát từ tín ngưỡng sùng bái tự nhiên - sùng bái động vật, thực vật của người Việt cổ. Hình tượng Rồng và Tiên bắt nguồn từ chim, rắn, cá sấu, những loài động vật có nhiều ở vùng sông nước và được người Việt cổ sùng bái hàng đầu. Những con vật này được khắc rất nhiều trên các mặt trống đồng. Con Rồng là sự kết hợp của cá sấu và rắn, sinh ra từ nước và bay lên trời, do đó hình ảnh con rồng Đông Nam Á không có cánh. Chữ "rồng" (tiếng Việt) và chữ "long" (Hán-Việt) đều bắt nguồn từ những từ trong tiếng Đông Nam Á cổ: krong, krông hay klong, có nghĩa là "sông nước". Bên cạnh con Rồng thì có cháu Tiên. Theo truyền thuyết, tổ tiên chúng ta thuộc họ Hồng Bàng, mà Hồng Bàng chính là một loài chim nước lớn.

Dự án phim hoạt hình Con Rồng Cháu Tiên do Red Cat Motion và Sun Wolf Animation Studio sản xuất.

Cũng chính tín ngưỡng sùng bái tự nhiên mà dẫn đến việc thờ tất cả những "vị thần" cai quản tự nhiên, là nguyên nhân dẫn đến tín ngưỡng đa thần của người Việt. Chúng ta thờ Bà Trời (Mẫu Cửu Trùng, Cửu Thiên Huyền Nữ, Thiên Mụ), Bà Đất (Địa Mẫu, Bà Chúa Xứ), Bà Nước (Bà Thuỷ, Bà Chúa Sông). Về sau do ý thức được sự đối lập âm dương mà có Ông Trời và do ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa nên có thêm Ngọc Hoàng, Thổ Công, Hà Bá, nhưng xa xưa nhất, tổ tiên ta thờ các nữ thần là phần nhiều. Bên cạnh việc thờ Trời, Đất, Nước, chúng ta còn thờ những vị thần quản lí thời tiết (do thời tiết ảnh hưởng đến mùa màng), các thần không gian, thời gian (ví dụ Thập Nhị Hành Khiển, mười hai vị thần - mỗi vị quản lí một năm theo Tí, Sửu, Dần, v.v và quản lí cả việc sinh nở, do đó ta có Mười Hai Bà Mụ).

Người Việt mình hay quen miệng nói với nhau: hú hồn hú vía, hay ba hồn bảy vía - những câu nói này đều bắt nguồn từ những niềm tin về mặt tâm linh thuở xa xưa, khi con người bắt đầu tìm cách lí giải thế giới và những hiện tượng xung quanh. Dân tộc Việt Nam tin rằng, trong mỗi con người đều tồn tại ba phần: hồn, xác và vía. Vía là một khái niệm để chỉ phần trung gian giữa xác và hồn. Theo quan niệm xưa, người nam có bảy vía, người nữ có chín vía. Đây cũng là cơ sở để người xưa giải thích cho các hiện tượng ngủ mê, ngất, chết hay sự đau ốm ở trẻ con. Do có phần vía tồn tại giữa hồn và xác, cho nên sẽ có những khái niệm như "yếu vía", "nặng vía" và cũng nảy sinh ra các hiện tượng tâm linh như "đốt vía", giải vía" nếu một người không may gặp tai nạn gì đó. Khi một người chết đi, phần xác và phấn vía (là những phần nặng) sẽ tiêu tan ở dương gian, tuy nhiên hồn vì nhẹ hơn rất nhiều nên xuất khỏi xác, lưu lạc trên trần gian.

TÍN NGƯỠNG SÙNG BÁI CON NGƯỜI

Người Việt Nam cũng tin rằng có một thế giới bên kia, tồn tại song hành cùng trần gian. Do vậy những người chết đi thì phần hồn của họ sau những ngày lưu lạc ở cõi sống sẽ được dẫn về cõi chết, hay cõi vĩnh hằng. Bởi chính niềm tin này mà chúng ta có tục thờ cúng ông bà, tổ tiên. Tục lệ này ở Việt Nam phổ biến hơn hẳn so với các dân tộc khác trong khu vực Đông Nam Á. Có thể nói, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên gần như trở thành một tôn giáo ở Việt Nam (Đạo ông bà) và hầu như trong nhiều gia đình Việt Nam đều có bàn thờ để thờ cúng ông bà. Dân tộc ta quan niệm dương sao âm vậy, nên khi cúng giỗ chúng ta cúng đồ ăn (gọi là cỗ: cỗ mặn, cỗ chay). Bên cạnh đồ ăn, chúng ta còn cúng cả quần áo, đồ dùng, tiền nong (được làm bằng giấy, gọi chung là vàng mã) để ông bà ở bên đó có đầy đủ đồ dùng và sự tiện nghi như khi còn tại thế.

Bàn thờ gia tiên - Nguồn: tuoitre.vn

CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LINH NỔI TRỘI

Từ cơ sở những tín ngưỡng cổ xưa nhất có liên quan mật thiết đến thế giới tâm linh của người Việt, chúng ta nhận thấy có một vài hiện tượng tâm linh nổi trội. Những hiện tượng này đóng vai trò quan trọng trong thế giới tâm linh cũng như có một giai đoạn, những chuyện kỳ lạ xảy ra xung quanh những điều này đã được bàn tán rầm rộ trong cộng đồng.

Đầu tiên phải kể đến hiện tượng lên đồng (hầu đồng, nhập hồn, nói chuyện với người chết). Hiện tượng này xuất phát từ niềm tin con người có hồn và xác và phần hồn thì tồn tại vĩnh hằng. Có những linh hồn mạnh mẽ đến nỗi nhập được vào người sống hay một người chết nào khác (ví dụ như trong truyện Hồn Trương Ba, da hàng thịt). Lên đồng là hiện tượng hồn của người đã chết, được kêu gọi để nhập vào một người đang sống (trong trường hợp này là nhập vào xác của ông (bà) đồng, những người làm lễ hầu đồng). Linh hồn được gọi có thể là linh hồn của ông bà (con cháu muốn gọi hồn ông bà về để hỏi thăm, xin phù hộ) hay có thể là linh hồn của một vị thần nào đó, hoặc cũng có thể là linh hồn của một người chết oan để người sống hỏi về lí do vì sao người đó chết.

Một ông đồng đang múa - Nguồn: Wikipedia

Một hiện tượng cũng nổi cộm và được bàn tán rộng rãi khác là hiện tượng ngoại cảm (hay được nhiều người biết đến với tên gọi khác là tìm mộ liệt sĩ). Một người có năng lực ngoại cảm sẽ có rất nhiều khả năng khác nhau như: đọc suy nghĩ người khác, nhìn thấy sự kiện hay vật thể ở một nơi khác, biết trước tương lai, hoặc tìm ra một người còn sống hay xác của một người đã chết bằng cách chạm vào vật thể (đồ dùng) có liên quan đến người cần tìm. Nếu bạn là một fan của loạt phim Stranger Things, thì bạn sẽ hình dung được một người có năng lực ngoại cảm sẽ là một người như nhân vật Eleven. Khác với hiện tượng hầu đồng, hiện tượng ngoại cảm được đánh giá một cách tích cực hơn, mặc dù cả hai hiện tượng này đều có điểm chung là một người sống có thể "gọi hồn" hay giao tiếp với các linh hồn của những người đã khuất. Lí do của sự khác biệt này, có thể nhắc đến công lao của những nhà ngoại cảm đã tìm ra thi hài của những vị anh hùng dân tộc, ví dụ như Trần Phú, Nguyễn Đức Cảnh. Đây có lẽ là lí do lớn nhất khiến hiện tượng ngoại cảm được quan tâm và những người sở hữu năng lực ngoại cảm được trân trọng hơn.

Trên đây chỉ là hai trong số hàng loạt các hiện tượng tâm linh khác có mặt trong đời sống tâm linh của người Việt (ví dụ như bùa ngải, ma ám, báo ứng, duyên ma, v.v). Những điều này chứng minh rằng, thế giới tâm linh của dân tộc Việt rất phong phú và phức tạp, ngay từ thuở xa xưa cho đến nay.

Các hiện tượng tâm linh, tín ngưỡng và tôn giáo đa dạng ở Việt Nam một phần là do ảnh hưởng của văn hoá các nước lân cận, nhưng có thể nói những niềm tin về mặt tín ngưỡng và tâm linh của người Việt có xuất phát từ văn hoá nông nghiệp, do đó mới có tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng đa thần, có đạo ông bà, phản ảnh triết lí âm dương (đối tượng được tôn thờ và cúng bái luôn là một đôi: Trời - Đất, Rồng - Tiên, ông đồng - bà cốt, v.v). Cũng chính vì sự phong phú và phức tạp trong đời sống tâm linh mà dẫn đến các nhu cầu liên quan, chẳng hạn như: cầu cơ, đi lễ, xem bói, hoặc thậm chí sinh ra những hiện tượng cực đoan về mặt tâm linh như: chữa bệnh hay xin lợi lộc bằng bùa ngải, hay uống nhang, uống tro để chữa bệnh. Khoảng cách về niềm tin tâm linh và mê tín dị đoan có thể nói là khá mỏng manh, cộng thêm sự đa dạng và phức tạp trong tâm linh, là lí do để chúng ta tích góp tri thức để có thể lựa chọn cho mình những giá trị tâm linh đúng đắn và đem lại lợi ích về mặt tinh thần cho mỗi cá nhân và cộng đồng.

Yên Tâm

Tư liệu tham khảo:

  • Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam - GS. Viện sĩ Trần Ngọc Thêm 

  • http://dsvh.gov.vn/Upload/files/Tap chi DSVH/So 26/2609_Van de tam linh va van hoa tam linh hien nay.pdf

  • https://vi.wikipedia.org/wiki/Tâm_linh

  • http://khxhnvnghean.gov.vn/m/?x=4062/nghien-cuu-khxhnv/ngay-xuan-lam-ban-ve-doi-song-tam-linh-hien-nay